Thấm dột là tình trạng phổ biến thường diễn ra tại các công trình, ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu của công trình .
Gây xuống cấp rất nhanh và làm giảm tuổi thọ các công trình, .
Không chỉ ảnh hưởng tới mỹ quan ngôi nhà, mà còn gây thiệt hại về kinh tế, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Chính vì vậy, chống thấm sàn mái là yêu cầu bức thiết cần đặt ra của bất kì công trình thi công nào.
Dưới đây là top 3 biện pháp thi công chống thấm sàn mái bê tông đang được sử dụng phổ biến bạn cần lưu ý!
Sau đây là các biện pháp thi công chống thấm sàn mái
Chống thấm sàn mái bằng màng Bitum khò nóng
Quét lớp lót Primer ( gốc dung môi, gốc nước)
Dùng lu sơn để thi công trên mặt bằng rộng. Lớp sơn dàn mỏng và đều, phải bao phủ kín bề mặt bê tông
Sau khi sơn lót khô khoảng 3 giờ ở 300 C (cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay) tiến hành dán màng bitum chống thấm.
Thi công màng chống thấm : Lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng.
Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này sao cho bề mặt màng và bê tông sat với nhau có thể .
Thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao.
Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều tránh khò nóng quá sẽ làm rách màng bitum và ngược lại nhiệt không đủ sẽ làm giảm sự kết dính giữa màng bitum và bề mặt bê tông .
Chồng các mí của bi tum tối thiếu 10cm
Xử lý cổ ống phải thật tỉ mỉ cẩn thận vì phần cổ ống rất quan trọng và là phần khó nhất
Chân tường : Dán lên chân tường tối thiểu 15cm
– Thi công xong cán vữa bảo vệ để bảo vệ lớp màng chống thấm, nghiệm thu hoàn trả mặt bằng .
Ưu điểm của phương pháp chống thấm sàn mái bằng màng bitum khò nóng
Thi công nhanh.
Không kén bề mặt, có thể thi công ở những nơi khó khăn.
Có sự đàn hồi cao
Tuổi thọ kéo dài hàng chục năm
Chống thấm sàn mái bằng màng bitum tự dính
Đối với màng Lemax tự dính có phần đơn giản hơn màng bitum khò nóng .
Đội ngũ thi công chỉ cần trải cuộn màng Lemax theo đúng yêu cầu .
Sau đó dùng dao cắt màng theo kích thước mong muốn rồi bóc lớp giấy lót dán màng chống thấm lên sao cho diện tích chồng mí tối thiểu 5cm .
Ngay chỗ chồng mí chúng ta có thể dùng khò mini khò lên để tạo ra sự kết dính tốt hơn giữa hai mí .
Ưu điểm của phương pháp chống thấm sàn mái bằng màng bitum tự dính
Khô nhanh, tạo thành một lớp phủ bền và linh hoạt
Đặc tính kết dính tuyệt hảo và lấp kín các vết nứt
Được thiết kế được sử dụng trên các kết cấu cũ và mới
Được thi công nguội, tự dính và dễ sử dụng trong thi công
Có độ bám dính tốt với cả bề mặt nằm ngang và bề mặt thẳng đứng
Có khả năng chống xâm thực Clo, Sunphate, kiềm loãng và Axit rất tốt
Có Khả năng kháng xé, kháng đâm xuyên cao
Tác dụng chống thấm nước và hơi nước rất tốt
Dễ thi công
Loại màng chống thấm tiêu biểu nhất hiện nay được biết đến với tên màng chống thấm tự dính Lemax.
Thi công chống thấm bằng hóa chất Neoproof PU W
Trước khi thi công thì bề mặt cần phải nhẵn mịn (tức là không nứt, rỗ,vv…).Hơn nữa, chúng phải sạch, khô và không bám bụi, dầu, mỡ và hạt vật liệu lỏng lẻo.
Tiếp đến , cần trám kín các lỗ rỗ nhỏ để tăng cường độ bám dính và độ che phủ cao hơn của vật liệu bằng cách quét một lớp Acqua ® Primer NP pha với nước (10-15% theo trọng lượng).
Nhiệt độ mặt nền phải >+12°C.
Sau khi đã xong phần chuẩn bị bề mặt chúng ta tiến hành quét lớp lót Rivenex để tăng cường cho độ bám dính Neoproof PU W .
Nên chú ý phải đợi lớp lót khô hẳn ( cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay ) .
Khuấy kĩ sản phẩm trong thùng bằng máy khuấy tốc độ chậm trong vài phút.
Sau khi quét lót, phun/quét/lăn tối thiểu 2 lớp Neoproof® PU W theo hai hướng khác nhau.
Lớp thứ nhất pha với 5% nước.
Phun/quét/lăn lớp thứ hai sau lớp thứ nhất 24 giờ, không pha loãng. Lớp thứ ba (nếu có) cũng được thi công theo hướng dẫn trên.
LƯU Ý :
– Không thi công Neoproof ® Polyurea C1 dưới trời mưa hoặc dự đoán có mưa trong suốt giai đoạn ninh kết.
– Điều kiện thi công: Độ ẩm bề mặt phải < 4%, độ ẩm không khí <85%. Thi công ở nhiệt độ +5°C – +35°C.
– Khi phủ khe nứt >1,5mm, cần phải quét/lăn hai lớp trên khu vực chịu ảnh hưởng.