Bản vẽ biện pháp thi công nhà cao tầng

Để một cơ sở hạ tầng được ra đời và xây dựng hoàn chỉnh. Thì không thể thiếu bản vẽ thi công nhà cao tầng. Nó vô cùng quan trọng vì dựa vào đó mà các kĩ sư công trường mới dựa theo các thông số chính xác để thực hiện

Công ty Đại Phú Vinh chúng tôi được trang bị đội ngũ thiết kế giầu kinh nghiệm. Sẽ tạo ra cho khách hàng bản vẽ. Cũng như là các biện pháp hữu hiệu nhất trong quá thi công nhà cao tầng

Biện pháp thi công kết cấu nhà cao tầng

Tổ chức thi công nhà cao tầng

Phần thân công trình sẽ do các đội thi công xen kẽ các công tác để đẩy nhanh tiến độ thi công. Các đội thi công này sẽ chịu sự điều hành trực tiếp của Ban chỉ huy công trình.

Toàn bộ khối lượng bê tông của các kết cấu chính sẽ được trộn tại trạm trộn, vận chuyển đến công trình bằng các xe ô tô tự trộn và bơm vào các vị trí phải đổ bằng bơm bê tông.

Lựa chọn thiết bị vận chuyển lên cao

Công trình là một công trình cao tầng, kết cấu công trình bê tông cốt thép. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu thi công nhanh, bảo đảm chất lượng và hiệu quả kinh tế do vậy việc vận chuyển lên cao là một vấn đề quan trọng.

Các biện pháp kỹ thuật thi công khác

Công ty chúng tôi đưa ra giải pháp về việc cốp pha, dựa dàn giáo vững chắc cho dự án là cốp pha, dàn giáo thép định hình. Ngoài ra chúng tôi còn kết hợp với cốp pha và cây chống gỗ để lắp dựng cho các kết cấu nhỏ, lẻ.

– Cốp pha và đà giáo được thiết kế và thi công phải đảm bảo độ cứng. Ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.

– Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.

– Cốp pha dầm, sàn được ghép trước lắp đặt cốt thép, cốp pha cột được ghép sau khi lắp đặt cốt thép.

– Yêu cầu ván khuôn cột, dầm, sàn, tường và cầu thang phải phẳng, khít và quét dầu chống dính trước khi lắp đặt.

Một số điều chú ý

– Kiểm tra kĩ lưỡng về hình dáng và kích thước theo Bảng 2-TCVN 4453 : 1995

– Kiểm tra về độ cứng và độ vững của hệ đỡ, hệ chống.

– Độ bằng phẳng của mặt phải ván khuôn (bề mặt tiếp xúc với mặt bê tông).

– Kiểm tra các kẽ hở giữa các tấm ghép có chắn chắn với nhau không.

– Kiểm tra chi tiết chôn ngầm.

– Kiểm tra tim cốt, kích thước kết cấu.

– Khoảng cách giữa ván khuôn với cốt thép.

– Kiểm tra lớp chống dính,  kiểm tra vệ sinh cốp pha.