Vào mùa mưa , việc chống thấm dột cho các công trình đang xây dựng hay cho những công trình nhà ở cũ là việc vô cùng quan trọng và cần thiết
Để tránh những tác động xấu từ môi trường tới nhà và mất mỹ quan của ngôi nhà
Thấm dột mùa mưa đã trở thành nỗi ám ảnh cho tất cả công trình cũ , mới tác động xấu đến kết cấu công trình
Và gây ra mùa ẩm mốc , hôi cho công trình .
Do vậy khi vào mùa mưa chúng ta cần có những biện pháp hiệu quả để bảo vệ công trình , chống thấm dột nhà ở của mình tránh khỏi tình trạng thấm dột .
Theo nhận định của các chuyên gia chống thấm thì tình trạng nhà thấm, dột rất phổ biến do các nguyên nhân sau
Thi công “đốt” tiến độ, không đảm bảo nguyên tắc chống thấm và do lựa chọn vật liệu không phù hợp.
Một số công trình khi thi công tường không được tô hồ bề mặt, không tô kỹ mạch hồ giữa các viên gạch.
Nước vào từ nhũng nơi giáp mí tôn, lỗ đinh của tôn
Những nơi mái tôn giáp mí với những nhà bên cạnh, hoặc ở vị trí gắn quạt hút gió.
Trong quá trình thi công đã không tính kỹ độ dốc của trần khiến trần bị đọng nước.
Công đoạn thiết kế có sai sót, đặc biệt là ở sàn mái và sàn phòng vệ sinh
Đây là hai khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước.
Bề mặt tường bên ngoài của ngôi nhà bị co ngót đột ngột do thay đổi nhiệt độ thời tiết.
Khoảng cách giữa căn hai nhà phố rất hẹp nên mặt ngoài của bức tường giáp với nhà lân cận thường không được tô trét
Nước ngấm vào kẽ hở này sẽ gây rộp tường, bong tróc sơn.
Mái và sàn đã cũ, bị nứt, hở hoặc do vị trí đất ẩm, thấp , đọng nước …
Và sau đây là 2 phương pháp tối ưu nhất để giải quyết tận gốc tình trạng thấm dột mùa mưa .
Chống thấm dột từ bên ngoài ( có vết nứt hoặc không )
Cần cạo sạch lớp sơn bị bong tróc bằng bàn chải cứng
Dùng hóa chất tẩy rửa và dệt rêu mốc
Dùng hồ vữa trét vào các vết nứt bằng bột trét chuyên nghiệp .
Dùng sản phẩm chuyên dụng là Silatex Super gốc nước 1 thành phần để thi công chống thấm
. Chống thấm sàn mái và nhà vệ sinh
Chuẩn bị bề mặt tốt là rất quan trọng để đạt được chất lượng tối ưu.
Loại bỏ sạch bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt
Băm chặt các vữa thừa bằng búa rìu sắt. Dùng máy mài lắp chổi sắt vào đánh sạch bề mặt, tạo ma sát bề mặt.
Sử dụng máy thổi bụi thổi sạch bụi và các tạp chất.
Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ
Đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa sửa chữa có phụ gia.
Bảo hòa ẩm bề mặt bằng nước sạch trước khi ứng dụng các lớp chống thấm.